Nguyên nhân gây ra bệnh hôi chân và cách điều trị hiệu quả

Một ngày đẹp trời tự nhiên đôi chân bạn có mùi hôi xuất hiện mặc dù bạn thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đôi bàn chân của mình. Vậy từ đâu dẫn đến nguyên nhân gây ra bệnh hôi chân đó?

Nguyên nhân gây ra bệnh hôi chân là có thể bạn đã bị lây vô tình bạn đi chung giày dép với người khác, hoặc do đến các phòng tập thể dục, phòng tắm công cộng, hồ bơi… những nơi này thường có rất nhiều vi khuẩn từ những đôi bàn chân phát tán ra môi trường xung quanh.

nguyen nhan gay benh hoi chan va cach dieu tri

Hình ảnh minh họa: nguyên nhân gây ra bệnh hôi chân và cách điều trị hiệu quả


Dép mang trong nhà giới thiệu một số nguyên nhân gây ra bệnh hôi chân mà các bạn thường gặp nhất:


- Khi mang giày, chân đổ mồ hôi nhiều hơn, kết quả là vi khuẩn càng được “chiêu đãi” lượng thức ăn dồi dào.

-Mùi hôi ở chân còn có thể xuất phát từ việc chân bị nhiễm nấm mà không được chữa trị đúng cách.

- Những người bị tiểu đường hay mắc bệnh tim và những người lớn tuổi thường có xu hướng bị nhiễm trùng ở chân và khiến cho đôi bàn chân “có mùi” vì khả năng lưu thông máu ở chân kém.

- Những người có bàn chân bị hôi thường là những người có tuyến mồ hôi hoạt động quá mức ở bàn chân. Mặt khác do luôn có các vi khuẩn phân huỷ cư trú ở ngay lớp tế bào sừng, khi mồ hôi tiết ra nhiều làm lớp tế bào sừng ngoài cùng luôn bị thấm đẫm trong mồ hôi, các tế bào này càng bị ngâm trong mồ hôi lâu thì các vi khuẩn phân huỷ càng hoạt động mạnh, gây ra mùi hôi.

- Bị lây bệnh hôi chân do đi chung giày dép với người khác

- Do đến phòng tắm công cộng, hồ bơi, đi tập thể dục thể hình, nơi mà nấm, bụi, vi khuẩn từ những đôi bàn chân có mùi phát tán ra môi trường.

nguyen nhan gay benh hoi chan

Hình ảnh minh họa: nguyên nhân gây ra bệnh hôi chân

Cách điều trị và phòng chống bệnh hôi chân khi mang giày dép:


- Luôn giữ cho đôi bàn chân sạch sẽ
- Đi loại tất có khả năng thấm mồ hôi tốt
- Thường xuyên thay tất chân
- Không đi chân đất ở nơi công cộng mà nên mang dép đi trong nhà
- Mùa hè nên mang giày dép thông thoáng
- Rửa chân ngày 2 lần, sau khi rửa dùng khăn mềm lau khô

nguyen nhan gay ra benh hoi chan va cach dieu tri hieu qua

Hình ảnh minh họa: Cách điều trị và phòng chống bệnh hôi chân khi mang giày dép


Khi bạn đã bị bệnh hôi chân:


- Cần khám để xác định có phải nấm không rồi mới dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

- Nếu có thuốc chống hôi chân, thuốc chống nấm, cần rắc hay xịt vào bàn chân, khe kẽ các ngón chân, vào bít tất và giày.

- Nếu bị nấm ăn các khe kẽ chân, phải khám và điều trị triệt để, vệ sinh giày, tất sau khi giặt cần là kỹ, hoặc luộc trước khi giặt.

- Đi xăng đan hoặc giày hở mũi khi đi bên ngoài và nên mang dép chiếu đi trong nhà khi đi trong văn phòng công ty, khi đi trong nhà vì dép chiếu cói có khả năng hút ẩm tốt, có khả năng mát xa, và chống bệnh hôi chân, nấm chân.
>> Xem mẫu dép chiếu mang đi trong nhà tốt cho đôi bàn chân của bạn

dep chieu coi mang di trong nha

Hình ảnh sản phẩm: dép chiếu cói mang đi trong nhà

Ngoài ra còn có các bài thuốc đông y thảo dược và các mẹo dân gian khi bị bệnh hôi chân một cách hiệu quả như:
- Trị hôi chân bằng củ cải trắng
- Trị hôi chân bằng gừng
- Trị hôi chân bằng đậu nành
- Trị hôi chân bằng dấm
- Trị hôi chân bằng phèn chua
- Trị hôi chân bằng lá lốt
- Trị hôi chân bằng chè xanh

* Lưu ý:
Nếu chân bạn bị tổn thương không được áp dụng các phương pháp trên. Khi chân bạn có mùi hôi ngày càng nặng do lở loét, nấm, viêm da… nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm bài viết: >> Lựa chọn giày dép như thế nào cho phù hợp <<