Vì sao người Nhật Bản thích mang dép đi trong nhà

Từ văn hóa, kinh tế, cho đến cách sống, cách làm việc hay tinh thần dân tộc... của người Nhật đều cực kỳ đặc trưng, khiến cả thế giới ngưỡi mộ, ngợi ca, học hỏi.

VÌ SAO NGƯỜI NHẬT THÍCH MANG DÉP LÀM TỪ CHẤT LIỆU THẢO MỘC?

Trước khi đến với những lý giải cho câu hỏi "vì sao người Nhật Bản thích mang dép đi trong nhà làm từ chất liệu thảo mộc"? Xin sơ qua đồi điều về Nhật Bản: Với diện tích 379.954 km² và dân số vào khoảng 128 triệu người, Nhật Bản có thể coi là một đất nước khá khiêm tốn về diện tích cũng như về dân số so với các nước khác trên địa cầu. Nhưng, khi nhắc đến đất nước "Mặt trời mọc" này, dường như ai cũng không khỏi thán phục. Từ văn hóa, kinh tế, cho đến cách sống, cách làm việc hay tinh thần dân tộc... của người Nhật đều cực kỳ đặc trưng, khiến cả thế giới ngưỡi mộ, ngợi ca, học hỏi.

kien truc nhat ban

1. Văn hóa truyền thống và lòng yêu thiên nhiên sâu sắc:


Có thể khẳng định rằng, người Nhật chính là những công dân yêu chuộng thiên nhiên nhật thế giới. Nhìn vào danh sách liệt kê những món quà mà người Nhật yêu thích chúng ta sẽ thấy gần như tuyệt đại đa số trong đó đều là những món quà liên quan đến thủ công mỹ nghệ làm từ chất liệu cỏ cây. Hay như trong ẩm thực cũng vậy. Họ rất yêu thích những món ăn có nguồn gốc thảo mộc tự nhiên... Tất cả điều này đã lý giải phần nào cho một đất nước luôn có mức tuổi thọ cao nhất thế giới chăng? Theo số liệu thống kê năm 2006, tuổi thọ trung bình của người Nhật Bản là 82,6 tuổi, cao hơn tuổi thọ trung bình 74,2 của Việt Nam rất nhiều (thống kê của Liên hiệp quốc 2005-2010). 
 

Kimono trở thành biểu tượng không thể tách rời khi nhắc đến Nhật Bản hay văn hóa thời trang của xứ Phù Tang. Với sự độc đáo riêng có của mình, Kimono đã trở thành loại trang phục truyền thống mà khi nhắc đến đất nước Nhật Bản không ai là không biết đến. Kimono vốn tưởng rất giản đơn nhưng hàm chứa thật nhiều điều lý thú. Nó vẫn luôn không ngừng tạo nguồn cảm hứng vô tận cho hàng tá ngành công nghiệp khác nhau, nhất là trong lĩnh vực thiết kế thời trang thế giới.
Nếu biểu tượng thời trang của Nhật Bản, thì chính đôi geta (guốc mộc) mới là thứ phụ kiện tạo nên sự hoàn hảo của nét đẹp truyền thống sâu sắc mang dáng vẻ không phan trộn của Xứ sở Phù tang.

kien truc nhat ban


Lịch sử của guốc gỗ hình thành từ thời kỳ Edo (1603 – 1868) ở Nhật Bản, được ghi chép tỉ mỉ và cụ thể trong nhiều văn bản cổ của người nhật. Guốc được làm từ nguyên liệu chính là gỗ, đôi khi được vẽ sơn mài, có các thớ nổi để kích thích lưu thông, tuần hoàn máu. Những đôi guốc tốt được làm từ vải dù loại xịn. Hầu hết có trang trí hoa văn theo phong cách truyền thống nhật: Cỏ, cây, hoa, lá, phong cảnh thiên nhiên. Geta cũng được người Nhật kết hợp với các loại trang phục quần Âu, áo phông mùa hè hay một vài trang phục khác. Tuy nhiên, kết hợp với Kimono mới chính là vai trò quan trọng nhất của geta.

2. Yếu tố khí hậu và sự ngăn nắp:


Đặc điểm của khí hậu Nhật Bản là có bốn muà Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Mùa xuân từ tháng Ba tới tháng Năm. Mùa hạ từ tháng Sáu tới tháng Tám. Mùa thu từ tháng Chín tới tháng Mười Một. Mùa đông từ tháng Mười Hai tới tháng Hai.

Nhiệt độ mùa đông và mùa hạ chênh nhau tới trên 30 độ. Vào mùa hạ, với nhiệt độ và độ ẩm cao. Vào mùa xuân và mùa thu khí hậu thời tiết khí hậu thường thoải mái dễ chịu giống như tiết thu của vùng Bắc bộ Việt Nam nhưng cũng có khi dễ thay đổi thất thường. Vào đầu mùa hạ, Nhật Bản thường có mưa nhiều từ tháng Sáu đến giữa tháng Bảỵ. Mùa thu cũng tương đối có nhiều mưa. Vào mùa đông, Nhật Bản thường rất lạnh và có nhiều tuyết rơi. Đây cũng là một đặc điểm điển hình của khí hậu đất nước Nhật Bản.
Có thể nói, Nhật Bản có dạng thời tiết đa dạng và cũng khá khắc nghiệt. Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C nhưng mùa đông có thể lạnh đến thấu sương với nhiệt độ âm và tuyết bay trắng trời. 

vi sao nguoi nhat ban thich mang dep di trong nha


Những người yêu Nhật Bản có lẽ sẽ khó quên những hình ảnh cô Osin trong bộ phim cùng tên, từng được chiếu trên truyền hình Việt Nam vào những năm 90. Dù chỉ là một tác phẩm điện ảnh nhưng thông qua bộ phim này, tác giả biên kịch cùng êkíp làm phim đã giúp người Việt nói riêng và những người yêu quý Nhật Bản trên toàn thế giới nói chung có những cái nhìn khá sâu sắc về đất nước, thiên nhiên, con người cũng như ý chí ... của người Nhật. Một trong những chi tiết tiết lộ thói quen sinh hoạt của người dân Nhật Bản đó là luôn đi chân mang vớ trong nhà có sàn lát gỗ, không hề có hình ảnh những con người đi đôi dép loẹt quẹt trong nhà, càng không thấy cảnh người Nhật đi chân bẩn trong ngôi nhà của mình. Điều này đã giúp chúng ta có thêm nhiều cách cảm nhận khác nhau về những nguyên tắc ngầm trong sinh hoạt của người Nhật. Đó là thói quen sống ngăn nắp, sạch sẽ, tươm tất và kỷ luật. Việc đi giầy, dép bẩn vào trong nhà là một điều tối kỵ ở Nhật Bản. Vì vậy, trong mỗi gia đình ở Nhật luôn có những đôi dép đi trong nhà để dùng hoặc chuẩn bị cho khách dùng khi có khách ghé thăm gia đình mình.

3. "Đạo" và lối kiến trúc:


Ở Nhật cùng tồn tại các tín ngưỡng, phong tục tập quán có nguồn gốc và theo phong cách tôn giáo khác nhau. Năm 1995 theo thống kê cuốn niên giám về tôn giáo của Hiệp hội Văn hóa thì tín đồ của tất cả các giáo phái cộng lại là 219,83 triệu, gần gấp đôi dân số Nhật lúc bấy giờ là 120 triệu. Đạo gốc của Nhật Bản là Shinto (Thần đạo) có nguồn gốc từ quan niệm vật linh của người Nhật cổ. Thần đạo cho rằng cây cối, loài vật trong thiên nhiên đều có quỉ thần nên phải được thờ cúng. Phát triển với tư cách tôn giáo của cộng đồng, Thần đạo đã sản sinh ra những miếu thờ gia thần và các thần hộ mệnh của địa phương. Ngoài ra, người Nhật cũng thờ các anh hùng và các thủ lĩnh xuất sắc của nhân dân qua các thế hệ khác nhau và thờ cúng linh hồn tổ tiên theo lễ nghi của Thần đạo. Với khoảng hơn 100 triệu tín đồ, hơn 9 vạn đền thờ và 10 vạn tu sĩ, Thần đạo là một tôn giáo quan trọng nhất ở xứ sở hoa Anh đào.   

 nguoi nhat thich mang dep di trong nha

    
Vào thời Nhật Hoàng Minh Trị (Meigi 1868-1912), đất nước Nhật được hiện đại hóa theo hình mẫu phương Tây, Thần đạo được Nhật Hoàng tuyên bố là quốc đạo. Năm 1890, Thần đạo được canh tân với nội dung chủ yếu là “trung” với Thiên Hoàng, hy sinh cả cuộc đời vì Thiên Hoàng; đồng thời đề cao chữ “hiếu”, thờ cúng linh hồn người đã khuất, đặc biệt là người chết vì đạo nghĩa. Sau khi Nhật bại trận vào cuối năm 1945, Thần đạo không còn được coi là quốc đạo nữa nhưng vẫn được chính quyền đương thời coi trọng và ăn sâu vào đời sống người dân.


Trong quá trình phát triển, đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tinh thần của người Nhật Bản. Phái Thiền tông đã thành công trong việc phát triển và mở rộng các hình thức nghệ thuật và văn hoá. Các tu sĩ phái Thiền Tông đóng vai trò chủ đạo trong lịch sử phát triển các hình thức nghệ thuật của Nhật như kịch No, kiến trúc và hội hoạ. Ngoài ra, còn có các nghệ thuật mà sau này trở thành nét đặc trưng cho văn hoá Nhật Bản, đó là nghệ thuật vườn cảnh (Bonsai), nghệ thuật cắm hoa (Ikebana), nghệ thuật trà đạo, cung đạo (kyudo), ... Nhìn chung, tất cả các tín đồ trong mọi "đạo" của người Nhật đều hướng đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Và mỗi "đạo" này đều có những nguyên tắc vô cùng khắt khe mà các tín đồ cần luôn phải tuân thủ nghiêm chỉnh. Đặc biệt, với sự ảnh hưởng sâu sắc của Trà đạo, phong tục ngồi quỳ gối trên sàn nhà trong lúc uống trà hay ẩm thực trở thành hình ảnh rất phổ biến, thân quen mang nét đặc trưng ở người Nhật.

nguoi nhat thich mang dep di trong nha


Có thể nói, chính sự ảnh hưởng từ tôn giáo đã hình thành nên những nét văn hóa rất đặc trưng trong kiến trúc, văn hóa ứng xử cũng như phong cách sống của người Nhật Bản, trong đó, sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm tiêu dùng nói chung, đối với dòng sản phẩm dép đi trong nhà nói riêng, được tạo ra từ nguồn nguyên vật liệu từ thiên nhiên cũng được hình thành bởi những tâm niệm tốt đẹp bắt nguồn từ "Đạo" và các yếu tố nêu trên? 

Xem thêm: cách lựa chọn giày dép như thế nào cho phù hợp

 
Nguồn: DepChieu.com