Vì sao phải chăm sóc cho ”trái tim” thứ 2 của bạn

Từ xa xưa, trong đông y đã nhiên cứu và chỉ ra được mối liên hệ khăng khít của bàn chân đối với các cơ quan nội tạng trong cơ thể con người, đặc biệt là với trái tim. Để chỉ ra tầm quan trọng của lòng bàn chân, các lương y đã ví bàn chân như một “trái tim thứ hai” của loài người.

Bàn chân và nguyên lý hoạt động:

 

  1. Cấu tạo của bàn chân bao gồm: Mu bàn chân, gan bàn chân, cổ chân, gót chân, ngón chân; Cấu tạo của chân bao gồm: xương, bắp cơ, mạch máu và hệ thần kinh;  Hai bàn chân có 62 trung khu phản xạ với các đầu tận cùng thần kinh, huyệt vị liên quan đến toàn cơ thể con người; Bàn chân tập trung đầu mút tận cùng thần kinh thuộc loại “phản ứng nhanh”.
  2. Nguyên lý hoạt động của bàn chân: Tim co bóp đưa máu mang chất bổ dưỡng nuôi toàn cơ thể. Còn bàn chân, nơi xa tim nhất chịu sức nặng theo kiểu dồn nén từ trên xuống. Trong lòng tĩnh mạch có van ngăn không cho máu chảy ngược, hệ cơ ở chân góp sức ép đẩy máu chảy về tim. Máu đẩy đến chân thì dễ nhưng máu tĩnh mạch chảy ngược về tim thì lại khó. Khi hai chân được cử động đều đặn chúng giống như một cái máy bơm có tác dụng bơm máu về tim.

 

các huyệt đạo của bàn chân

Các huyệt đạo của bàn chân

Các biện pháp giữ gìn sức khỏe cho đôi bàn chân:


- Khi ngồi lâu, nên duỗi chân để làm cho chân dẻo dai hơn, giúp ích cho sự hoạt động của chân.


- Để duỗi bắp chân và gót chân, bạn phải đứng cùng hướng với một bức tường sao cho mép chân ngang về một bên và hơi gập ở đầu gối. Đi từng bước một và dùng cánh tay phải để chống vào tường, giữ chân trước gập và chân sau duỗi thẳng. Cả 2 bàn chân cùng áp vào sàn. Khi thực hiện điều này, bạn sẽ cảm thấy các cơ đang giãn ra ở gót và bắp chân. Giữ và dần dần trở về vị trí đứng ban đầu. Thực hiện động tác này với mỗi chân khoảng 5 lần.  Ngồi xổm trong vòng 10 phút sau một ngày dài giúp cho chân được lưu thông hơn.


- Giữ các ngón chân thẳng rồi xoay ngón chân.


- Giơ các ngón chân lên, giữ và uốn trong 5 giây, lặp đi lặp lại 10 lần rất tốt cho ngón chân bị chuột rút hoặc bị kẹp.


- Xoay vòng bàn chân thường xuyên nếu ngồi nhiều.


- Thay đổi độ cao giày, dép hàng ngày. Nếu thường xuyên sử dụng giày nên  dùng giày cao khoảng 2cm.


- Mát-xa chân: Hai tay nắm lấy cẳng chân phía gần gót, vừa ấn nhẹ hai ngón cái lên da vừa di chuyển tay lên phía trên đầu gối rồi lại xuống phía dưới gót chân (thực hiện 30 lần cho mỗi chân)


- Giữ ấm cho đôi bàn chân


- Ngâm chân trong nước ấm mỗi buổi tối trước khi đi ngủ

các huyệt bàn chân

Các huyệt bàn chân


Đặc biệt, vào mùa đông, những vùng có nhiệt độ thấp, lạnh; những nơi có độ ẩm cao… sẽ có ảnh hưởng không tốt cho bàn chân nếu bạn để chúng tiếp xúc trực tiếp với nền đất, vì vậy bạn nên mang dép đi trong nhà. Điều này sẽ vừa giữ ấm cho bàn chân, vừa là cách đơn giản nhưng hiệu quả để đôi dép mát-xa cho các huyệt đạo nằm trên lòng bàn chân của bạn.


Chân ở xa tim nên nhiệt độ thường thấp hơn nhiệt độ ở phần trên của cơ thể. Mùa đông tỷ lệ trẻ em và người lớn mắc bệnh đường hô hấp cao hơn mùa hè dù đã giữ ấm cổ nhưng đã quên đi việc giữ ấm bàn chân. Điều này cho thấy chân và hệ  thống miễn dịch có quan hệ mật thiết đến nhau. Chính vì vây bảo vệ đôi bàn chân là việc làm cần thiết mang lại sức khỏe cho mỗi người. 

>> Xem thêm bài viết: Những công dụng tuyệt vời của dép chiếu đi trong nhà

Nguồn: DepChieu.com